Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Nhận biết triệu chứng cứng khớp

Triệu chứng:
Khi gặp dấu hiệu cứng khớp, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như các khớp ở bàn tay, cổ tay, ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên. Dấu hiệu đầu tiên thường là cứng khớp vào buổi sáng, gây khó cử động lúc mới ngủ dậy, kéo dài hàng giờ. Kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút, ăn ngủ kém… Ở giai đoạn khởi phát, hiện tượng cứng khớp buổi sáng có ở 10-20% bệnh nhân, nhưng sang đến giai đoạn toàn phát, có đến 90% bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu này. Viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng dần dẫn đến dính, biến dạng khớp, mất chức năng vận động và có thể gây tàn phế. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn tác động tới các cơ quan khác như tim, thận, phổi,…
Giải pháp:
Khi bị cứng khớp gối, người bệnh không nên cố gắng cử động mà cần xoa bóp nhẹ nhàng giúp máu lưu thông và cơ giãn dần. 
Khớp có cấu trúc phức tạp, dây chằng liên kết chặt chẽ với các nhóm cơ. Vì vậy, khi khớp gối tổn thương, căn nguyên có thể xuất phát từ cấu trúc sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu gối cũng như vùng thắt lưng, khung xương chậu, hông, mắt cá hoặc bàn chân. Vì vậy, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Tại ACC, bác sĩ Wade Brackenbury – chuyên gia trong điều trị các benh thoai hoa cot song, thoái hóa khớp ưu tiên áp dụng liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống để chữa các bệnh xương khớp, đặc biệt là chứng đau cứng khớp gối. Khi các cấu trúc khác trong cơ thể sai lệch có thể gia tăng áp lực lên đầu gối, dẫn đến chấn thương khớp gối theo thời gian. Để chữa tận gốc cơn đau và ngăn ngừa tái phát, bác sĩ cần nắn chỉnh tất cả cấu trúc sai lệch ảnh hưởng đến khớp gối, giải phóng chèn ép, từ đó khôi phục cấu trúc xương khớp và cột sống tự nhiên.
Luyện tập thể dục và chế độ dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ giúp đẩy lùi bệnh khớp. Trước khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp, khởi động cơ thể. Người bệnh cần có chương trình luyện tập thể thao tăng dần từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Khi rèn luyện, nên tiến hành từ từ, không tập quá sức. Không nên vội vàng, đốt cháy giai đoạn. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, thái cực quyền, khí công rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét