Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Coi chừng với bệnh thoái hóa cột sống

Ngày nay, thoái hóa cột sống được xem là bệnh nan y. Tại Việt Nam, có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh lý xương khớp trong đó thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ tương đối lớn.
Vậy đâu là nguyên do và phải làm thế nào để điều trị bệnh này hiệu quả? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm.
Vì sao cột sống gặp “trục trặc”?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cột sống gặp “trục trặc”, bao gồm: Sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác; giới tính nữ; nghề nghiệp lao động nặng; tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động không phù hợp …
Ngoài ra, thừa cân, béo phì hay tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm cũng sẽ dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống được chứng minh rằng sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi và khi có sự tác động của một số yếu tố nguy cơ như: mang vác quá nặng, tập luyện quá sức hoặc không đúng tư thế …
Mặt khác, dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh thường gặp ở thoái hóa cột sống nặng khi những gai xương thân đốt sống phát triển chèn ép vào lỗ liên hợp đốt sống. Cùng với sự thoái hóa đốt sống, đĩa đệm cũng bị thoái hóa và nguy cơ phình, thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn tới chèn ép rễ dây thần kinh (biểu hiện đau dây thần kinh tọa).
Do đó, nếu không được điều trị, thoái hóa cột sống có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế.
Điều trị thoái hóa cột sống sao cho hiệu quả?
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị bảo tồn được bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ và lưng. Bằng cách sử dụng tay tác động lực chính xác cổ, bác sĩ sẽ chỉnh sửa cấu trúc sai lệch bên trong, giải phóng áp lực, khôi phục sự cân bằng cho cột sống mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Bác sĩ thần kinh cột sống thường kết hợp liệu trình trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu. Nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống, từng được chỉ định phẫu thuật đã thoát khoải cơn đau, có thể đi đứng và vận động sinh hoạt trở lại bình thường.
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định điều trị kết hợp bằng thiết bị giảm áp cổ như Cervico 2000, nhằm giải tỏa áp lực tại các đốt sống, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh tiến độ hồi phục vùng mô tổn thương. Bệnh nhân không cần giữ tư thế cố định, mà được khuyến khích di chuyển, tham gia hoạt động và bài tập thể dục nhẹ khi điều trị với Cervico 2000.
Thời gian điều trị thoái hóa đốt sống cổ ngắn hay dài tùy thuộc vào tình trạng cũng như sự kiên trì của bệnh nhân. Thông thường, các trường hợp đau cấp tính cải thiện rõ rệt sau vài tuần. Ca bệnh nặng, chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị, cần các liệu trình liên tục và thời gian lâu hơn.
Sau khi cơn đau thuyên giảm, bệnh nhân cần thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để duy trì hiệu quả điều trị dài lâu, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Xem thêm
Bác sĩ điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng tay
Nhận biết triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét